Nên bổ sung DHA cho bé từ mấy tháng tuổi thì tốt, giúp bé phát triển trí não vượt bậc?

Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất cần DHA?

Nên bổ sung DHA cho bé từ mấy tháng tuổi là phù hợp là hiệu quả? Chắc hẳn đây là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ bỉm sữa muốn đảm bảo cung cấp cho con yêu lượng DHA đầy đủ nhất để con không lớn và khỏe mạnh toàn diện. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ có thêm nhiều thông tin về nhu cầu DHA cũng như các nguồn cung cấp cho bé.

Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất cần DHA?

DHA là một loại acid béo trong nhóm acid béo Omega – 3 rất quan trọng với sự phát triển trí não, thị giác và nâng cao khả năng miễn dịch. Đặc biệt, những acid béo không no này cơ thể không có khả năng tự tổng hợp được mà cần được cung cấp từ nguồn thực phẩm bên ngoài.

Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất cần DHA?

Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất cần DHA?

Với riêng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, DHA là dưỡng chất thiết yếu bởi quyết định quá trình phát triển có toàn diện hay không. DHA có những lợi ích như sau:

  • DHA hỗ trợ phát triển thị giác

DHA được biết tới là thành phần chính cấu tạo 60% võng mạc. Từ những tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu rất nên bổ sung DHA để giúp bé có đôi mắt tinh anh và thị lực khỏe mạnh.

  • Thúc đẩy sự phát triển não bộ

Bố mẹ có biết rằng DHA góp phần rất lớn trong việc cấu tạo nên chất xám, ảnh hưởng tới độ nhạy của các noron thần kinh cũng như hỗ trợ các thông tin trong não được truyền đi nhanh và chính xác.

  • DHA là yếu tố quyết định sự phát triển thể chất ở trẻ sơ sinh

Giai đoạn đầu đời của trẻ được coi là khoảng thời gian vàng để tăng chiều cao và cân nặng, vì vậy, bố mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ DHA cho bà bầu trong suốt giai đoạn thai kỳ và thời gian cho con bú để bé hấp thụ tối đa lượng DHA cần thiết, đồng thời, khi bé có thể tự uống DHA, bố mẹ cũng nên bổ sung cho con yêu.

Vậy nên bổ sung DHA cho bé từ mấy tháng tuổi?

Trẻ sơ sinh trong vòng 6 tháng đầu tiên sẽ sử dụng nguồn DHA tốt và dễ dàng hấp thu nhất từ sữa mẹ. Do đó, mẹ là người rất cần bổ sung DHA sau sinh một cách đầy đủ để đáp ứng hoàn toàn nhu cầu cho con bú.

Tiếp theo, từ 6 tháng tuổi cho tới tròn 1 tuổi là lúc cơ thể con cần DHA để sản sinh một lượng hóc-môn lớn phục vụ cho sự phát triển toàn diện của não bộ,

trong thời gian này, bên cạnh việc được cung cấp nguồn DHA từ sữa mẹ thì bé từ 6 tháng tuổi cũng có thể cân nhắc bổ sung thêm DHA từ các thực phẩm chức năng trong trường hợp con không ăn được các thực phẩm giàu DHA khi ăn dặm.

Giai đoạn bé 6 tháng tuổi cũng là khoảng thời gian cơ thể đẩy nhanh quá trình tiếp nhận, xử lý các thông tin từ môi trường bên ngoài, vì thế não bộ cầnghi nhớ và tiếp thu, học hỏi thêm nhiều kiến thức mới.

Việc bổ sung thêm DHA từ trong bụng mẹ sẽ giúp con có bước đệm vững vàng hơn để phát triển trí thông minh sau này và bắt kịp đà tăng trưởng,

Vậy nên bổ sung DHA cho bé từ mấy tháng tuổi?

Cân nhắc bổ sung DHA cho bé từ 4 – 6 tháng tuổi

Cần bổ sung DHA cho bé với liều lượng bao nhiêu?

Theo khuyến nghị từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi ngày, phụ nữ mang thai và cho con bú cần bổ sung ít nhất 200 – 300mg DHA. Lượng DHA nạp vào cơ thể của mẹ mẹ sẽ được truyền tới thai nhi qua rau rốn hoặc cung cấp trực tiếp cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ khi cho con bú.

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, lượng DHA cần thiết cho các hoạt động hằng này đã được đảm bảo qua sữa mẹ. Còn với trẻ từ 1-8 tuổi, DHA từ chế độ ăn uống là nguồn cung cấp chính và đảm bảo con được hấp thu từ 70 -100mg DHA mỗi ngày.

Bố mẹ có thể bổ sung DHA cho bé từ đâu?

DHA có thể được hấp thu từ nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau như:

Sữa mẹ: Sữa mẹ luôn là nguồn cung cấp dồi dào DHA cho bé, tuy nhiên nhược điểm đó là lượng DHA có trong sữa phụ thuộc vào lượng DHA mẹ nạp vào cơ thể mỗi ngày. Vì thế, mẹ cần chủ động đảm bảo cung cấp đủ DHA để bé có thể hấp thu đầy đủ tốt qua sữa.

Sữa công thức: Đây cũng là một nguồn cung cấp DHA phổ biến hiện nay, các bé sử dụng sữa ngoài cũng được bổ sung DHA và dinh dưỡng có trong sữa. Thị trường có đa dạng sự lựa chọn các dòng sữa công thức chứa thành phần lớn DHA, các mẹ cũng có thể tham khảo giải pháp này cho con.

Các loại hạt giàu dinh dưỡng như: Hạnh nhân, óc chó hạt lạc, hạt hồ đào,… Đây đều là những loại hạt chứa acid alpha linolenic, khi nạp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành DHA..

Các loại cá: Cá đặc biệt rất giàu Omega 3, do đó, hàm lượng DHA trong cá rất lớn, nhất là những loại cá như cá kiếm, cá hồi, cá ngừ, cá thu… Nghiên cứu cho thấy trung bình 100gr cá, lượng DHA cơ thể hấp thu lên tới 1000mg.

Thực phẩm bổ sung: Ngoài nguồn cung cấp DHA từ chế độ ăn uống, các bậc phụ huynh có thể cho con uống thêm DHA theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tham khảo 1 số sản phẩm bổ sung DHA cho bé được nhiều cha mẹ sử dụng:

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc nên cho bé bổ sung DHA từ mấy tháng tuổi và cụ thể liều lượng thế nào. Sức khỏe của con trẻ luôn là sự ưu tirn hàng đầu, vì thế bố mẹ hãy chú ý đảm bảo cho con lượng DHA cần thiết để phát triển khỏe mạnh nhé!

Tham khảo:

Bài viết liên quan
Trong cơ thể trẻ nhỏ thì vitamin có vai trò vô cùng quan trọng, nếu thiếu vitamin trẻ có sức đề kháng yếu, hay ốm vặt, phát triển chậm. Vì
Bên cạnh các dưỡng chất như sắt, kẽm, magie,... canxi chính là dưỡng chất cần bổ sung cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Tham khảo các sản phẩm bổ
Các bậc phụ huynh vẫn có rất nhiều băn khoăn khi lựa chọn cho bé một thực phẩm bổ sung DHA phù hợp và hiệu quả. Hiểu được nỗi lo
Trong thời gian gần đây, sản phẩm DHA Healthy Care Đang làm mưa làm gió trên thị trường với những lời khen có cánh vì công dụng bổ sung DHA
Tình trạng trẻ biếng ăn, lười ăn luôn khiến các bậc phụ huynh rất đau đầu nhưng vẫn không thể tìm ra giải pháp dứt điểm. Nghiêm trọng hơn, nếu
Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy biếng ăn lâu ngày rất có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như còi xương và suy dinh dưỡng nặng. Bố
Bên cạnh các loại vitamin và khoáng chất khác các,  kẽm vốn được biết đến là chất dinh dưỡng có vai trò trò vô cùng quan trọng ảnh đối với
Trẻ biếng ăn là một trong những vấn đề khiến bố mẹ đau đầu và lo lắng nhất. Vì thế, bố mẹ thường tìm đủ cách để cải thiện tình
Khi môi trường đang ngày càng ô nhiễm nhiều và nhiều khói bụi, gây nên những tác hại nghiêm trọng đối với tình trạng sức khoẻ của con người, nguy


Đánh giá

Chưa có đánh giá nào!

Hãy là người đầu tiên nhận xét

*